ĐĂNG KÝ CHẾ PHẨM DIỆT KHUẨN, DIỆT CÔN TRÙNG NHẬP KHẨU
Đối với một quốc gia nông nghiệp ở khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm như Việt Nam, nhu cầu diệt côn trùng, diệt khuẩn vô cùng cần thiết.
Ngoài những sản phẩm diệt côn trùng được sản xuất trong nước còn có những sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về. Vậy thủ tục đăng ký nhập khẩu chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tư vấn BF Việt Nam….
- Thủ tục thực hiện đăng ký nhập khẩu chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng về Việt Nam
Căn cứ theo Điều 50 Nghị định 91/2016/NĐ-CP của Chính phủ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu (sau đây gọi tắt là tổ chức nhập khẩu) nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế). Trường hợp Bộ Y tế triển khai cấp giấy phép nhập khẩu trực tuyến thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến. Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu trực tuyến thực hiện theo quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu, Bộ Y tế gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị nhập khẩu. Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
– Trường hợp không có yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị nhập khẩu, Bộ Y tế có trách nhiệm cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
– Trường hợp hồ sơ đề nghị nhập khẩu chưa hoàn chỉnh thì Bộ Y tế phải có văn bản thông báo cho tổ chức nhập khẩu để bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị nhập khẩu. Văn bản thông báo phải nêu rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
– Trường hợp Bộ Y tế có văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên văn bản, tổ chức nhập khẩu phải hoàn chỉnh hồ sơ, giải trình rõ những nội dung bổ sung, sửa đổi bằng văn bản và gửi đến Bộ Y tế. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đề nghị nhập khẩu sẽ bị hủy bỏ.
– Trường hợp không còn yêu cầu bổ sung, sửa đổi, Bộ Y tế phải tiến hành việc cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Y tế có trách nhiệm công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế các thông tin sau:
- a) Tên của chế phẩm;
- b) Số giấy phép nhập khẩu;
- c) Toàn văn giấy phép nhập khẩu.
- Lưu hành chế phẩm nhập khẩu về Việt Nam
Để kinh doanh sản phẩm nhập khẩu trên thị trường, doanh nghiệp cần phải đăng ký lưu hành sản phẩm. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ đăng ký lưu hành
- Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành mới;
- Giấy tờ về tư cách pháp nhân của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất;
- Giấy ủy quyền thực hiện việc đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
- Tài liệu kỹ thuật của chế phẩm đề nghị đăng ký;
- Kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm (được bổ sung cùng Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm);
- Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm (được bổ sung sau khi Bộ Y tế có văn bản cho phép khảo nghiệm);
- Mẫu nhãn của chế phẩm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (đối với chế phẩm nhập khẩu từ nước ngoài);
- Tài liệu, kết quả nghiên cứu về an toàn và hiệu lực hoặc khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới hoặc các tổ chức quốc tế tương đương. Về việc sử dụng chế phẩm trong lĩnh vực gia dụng và y tế (đối với chế phẩm có chứa hoạt chất hoặc có dạng sản phẩm lần đầu tiên đăng ký tại Việt Nam)
- Quy trình đăng ký lưu hành
Bước 1: Nộp hồ sơ đến cục quản lý môi trường tại Bộ Y tế (có thể theo hình thức trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến);
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, phí thẩm định hồ sơ, Cục quản lý môi trường ban hành Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận. Cục quản lý môi trường sẽ thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu sửa, hoặc bổ sung hoặc không cho khảo nghiệm.
Trường hợp có yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ghi trên văn bản cơ sở đăng ký phải hoàn chỉnh hồ sơ, giải trình rõ những nội dung bổ sung, sửa đổi bằng văn bản và gửi đến Cục quản lý môi trường. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đăng ký lưu hành mới sẽ bị hủy bỏ.
Bước 4: Nếu không có yêu cầu sửa đổi bổ sung, thì Cục quản lý môi trường phải trả lời văn bản là cho phép khảo nghiệm hoặc không cho phép.
Bước 5: Sau khi có văn bản cho phép cơ sở đăng ký có nhiệm vụ:
- Hoàn thiện việc kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy định
- Nộp kết quả việc kiểm nghiệm, khảo nghiệm vào hồ sơ cùng với phí đăng ký mới trong vòng 12 tháng kể từ ngày ghi trên công văn cho phép khảo nghiệm.
Ngày tiếp nhận kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đăng ký lưu hành mới sẽ bị hủy bỏ.
Bước 6: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ ở bước 5, Cục quản lý môi trường y tế sẽ thông báo cho cơ sở đăng ký về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cấp hoặc không cấp số đăng ký lưu hành.
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ CHẾ PHẨM DIỆT KHUẨN, DIỆT CÔN TRÙNG TẠI TƯ VẤN BF VIỆT NAM
Chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ NHANH NHẤT với mức chi phí TIẾT KIỆM NHẤT. Tư vấn BF VIệt Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký lưu hành sản phẩm tại Vihema sẵn sàng hỗ trợ quý khách:
Nếu Quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề trên, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các cách sau:
Hotline:0888 513 038
Email: tuvanbfv@gmail.com
BF VIệt Nam rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng!