Xin giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm ở đâu?

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu và hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Tư vấn BFV xin giải đáp cùng quý độc giả qua bài viết dưới đây.

CỞ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CPQuy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 58/2014/TT-BTC;
  • Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCTvà các văn bản khác có liên quan.

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC  CẤP  giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm?

1.         Bộ Y tế cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Bộ y tế cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở đủ điều kiện sau:

  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh Thực phẩm chức năng;
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo.

2.         Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị sau:

  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Nhà hàng, Quán ăn, Quán cà phê;
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá;
  • Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn;
  • Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể;

3.          Sở Nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Sở nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:

  • Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh rau, củ, quả;
  • Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan;
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống;
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại trà;
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu tương, lạc ,vừng…

4.         Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

  • Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh kẹo;
  • An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa;
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Siêu thị, cửa hàng tiện ích;

 

QUY TRÌNH XIN GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt  động của cơ sở.

 

MỨC PHẠT ĐỐI VỚI KINH DOANH NHÀ HÀNG NHƯNG KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Căn cứ Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
  3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  5. a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
  6. b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

TẠI SAO NÊN CHỌN DỊCH VỤ TẠI TƯ VẤN BFV?

Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất, hiệu quả và nhanh chóng nhất, công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát

Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
  • Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan

  • Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…
  • Tư vấn cho khách hàng về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng

  • Chuẩn bị Hồ sơ.
  • Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
  • Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).

 

Liên hệ ngay đến chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất:

Công ty TNHH Tư vấn BF Việt Nam

Địa chỉ: Phòng 305, Khu văn phòng trung tâm chiếu phim quốc gia, Số 8, Phường Láng HạQuận Đống đaHà Nội

VP HCM: Phòng 2, Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, số 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

HOTLINE 0888 513 038

Leave Comments

0888513038
0888513038